Cây ban trắng, cây ban Tây Bắc
- Giá tốt so với thị trường
- Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
- Bảo hành uy tín
- Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
- Tặng kèm thuốc kích rễ
- Tư vấn miễn phí và chăm sóc
- Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, cảnh vật con người vùng Tây Bắc chắc hẳn bạn chẳng còn xa lạ gì với giống cây ban hay còn có tên gọi khác là cây ban Tây Bắc. Ở Việt Nam có khá nhiều giống ban khác nhau với những đặc điểm sinh trưởng vô cùng thú vị của mình loài cây này đang được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Ở bài viết này chúng tôi xin cung cấp thông tin về cây cây Ban nói chúng và có nhấn mạnh hơn ở giống Ban trắng Tây Bắc.
Hình: Cây ban công trình
Hình: Cây ban tây bắc nở hoa rực rỡ
1. Thông tin về cây ban - ban trắng Tây Bắc.
1.1 Tên gọi
- Tên thường gọi: Cây hoa ban, cây ban Tây Bắc, cây ban trắng...
- Tên khoa học: Tên tiếng Anh của nó là bauhinia variegate. Loài cây này thuộc họ hoa ban.
1.2 Nguồn gốc và phân bố.
- Nguồn gốc: Là loài cây này có nguồn gốc xuất xứ ở miền Đông Nam Châu Á, kéo dài từ miền Nam Trung Quốc cho đến phái tây Ấn Độ. Bình thường người ta chỉ gọi loài cây này là hoa ban tuy nhiên để phân biệt với những ban cùng chi khác nó còn được gọi theo màu hoa (nghĩa là: hoa ban trắng nghĩa là cây hoa ban có màu hoa trắng)
- Phân bố: Cây ban Tây Bắc thì ngay trong tên gọi của nó đã nói nên đặc trưng vùng miền của cây Ban. Cây được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu... Ngày này, cây đã được sử dụng nhiều để làm cây công trình đô thị ở các thành phố lớn trên cả nước.
Hình: Cây ban trồng đô thị
Hình: Cây ban tại vườn ươm
Hình: cây ban ủ bầu sẵn
2. Ứng Dụng của cây hoa ban.
2.1 Cây hoa ban được trồng ở đâu?
- Trồng làm cây công trình đô thị: Cây Ban được ứng dụng như một loại cây bóng mát công trình có hoa tại Việt Nam. Nó luôn là lựa chọn hàng đầu cho các Kiến Trúc Sư để có thể trồng để tạo được điểm nhấn. Với tán tròn và cân đối đối cây sẽ xòe bóng mát tại các đô thị hiện đại ngày nay, hơn thế nữa với vẻ đẹp của hoa Ban sẽ giúp loại cây này trở nên nổi bật ở mọi không gian sống. Cây được sử dụng ở những công trình đô thị như: Trồng tuyến phố, trồng ở vỉa hè, trồng đảo giao thông, trồng tại các khu chung cư...
Hình: Cây ban trồng tuyến phố
Hình: Cây ban trồng vỉa hè
- Trồng trang trí cảnh quan: Với vẻ đẹp của mình, thì cây Ban luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Cây được trồng trang trí ở các công trình như: Cách khu du lịch, các khu danh lam thắng cảnh, các Resort, khách sạn, nhà hàng, ...Bên cạnh đó cây cũng được trồng để trang trí cảnh quan nhiều ở các cơ quan, công sở, nhà máy.
Hình: cây ban trồng công viên
Hình: Cây ban trồng ở khu du lịch
2.2 Ý nghĩa của trồng cây hoa ban.
- Ý nghĩa môi trường xanh của đô thị: Cây ban với sức sống mạnh mẽ, với những tán cây xòe bóng mát cho cả một không gian sẽ tạo nên những khung cảnh trong lành. Cây rất tốt cho việc cải tạo chất lượng không khí. Đặc biệt, những lá ban có kích thước lớn, tán rộng giúp chống bụi bay, chống phát xạ bụi rất tốt để bảo vệ môi trường sống nơi đô thị.
Hình: cây ban trắng dọc 2 bên phố
Hình: Cây ban trồng và tại vườn
- Ý nghĩa với đời sống con người: Cây hoa ban là loại hoa đặc trưng của Tây Bắc. Có ý nghĩa tượng trưng cho thứ tình yêu thủy chung son sắt mà người dân miền Tây bắc gửi gắm vào. Nó cũng thể hiện chân chất mộc mạc của chính những con người miền Tây Bắc. Hoa ban cũng đại diện cho tinh thần của con người nơi đây, những người luôn luôn vui vẻ, cởi mở và tràn đầy nhiệt huyết sống. Ở nơi đô thị ồn ào, nhìn ngắm những cánh hoa ban tươi mới thì con người ta cũng như cảm được sự vui vẻ, nhiệt huyết từ núi rừng Tây Bắc.
Hình: cây ban trồng vỉa hè
>>> Tham khảo: Cây chà là - cây trồng đô thị
2.3 Phân loại các loại cây ban.
Cây ban ở Việt Nam có nhiều giống ban khác nhau với sự tương đồng lớn về mặt hình thức nhưng có sự khác nhau chút ít về đặc tính sinh trường và đặc biệt là khác nhau về hoa của cây. Người ta sử dụng hoa để làm cách dễ nhất để phân biệt các loại cây ban.
- Cây ban Tây Bắc (hay còn gọi cây ban trắng): Là loại ban có hoa màu trắng phớt hồng. Hoa tương đối to và thường nở vào mùa Xuân. "Mùa Xuân hoa ban nở trắng rừng" là cây hát quen thuộc ở miền Tây Bắc của Tổ Quốc.
Hình: cây ban Tây Bắc giống.
Hình: Cây ban cỡ lớn
- Cây ban tím (cây ban hoàng hậu): Là cây ban có hoa màu tím biếc. Cây ban tím còn có tên gọi khác là cây ban hoàng hậu.Với màu tím đặc trưng cây được trồng nhiều ở các tuyến phố, căn hộ tạo nên màu sắc rực rỡ cho những tuyến phố, khu dân cư.
Hình: Hoa ban tím (ban hoàng hậu) giống tại vườn chúng tôi
- Cây ban trắng tinh (ban trắng muốt): là loại ban có hoa màu trắng tinh, cánh hoa trắng và có nhụy hoa vàng. Loại ban này thường thích nghi với những nơi có thời tiết mát mẻ, hơi lạnh, kém thích nghi với thời tiết quá nắng nóng. Cây ban trắng tinh cũng có đặc điểm sinh trưởng là "yếu nhất" trong loài Ban ở Việt Nam hiện nay - đây cũng là lý do cây ít xuất hiện ở các công trình đô thị hơn so với giống ban khác.
Hình: hoa ban trắng tại vườn ươm
3. Đặc điểm của cây Ban.
3.1 Đặc điểm hình thái của cây hoa ban.
Thân cây: Là loại cây thân gỗ có hoa. Thân cây trong tự nhiên không qua thẳng, để làm được cây công trình thì cần thân cây có độ thẳng tương đối - ở vườn ươm ngay từ nhỏ người ta phải tiến hành uốn nẹp thân cây để có thân cây thẳng. Thân gỗ khi trưởng thành cây có thể cao từ 3m đến 10m, tùy theo điều kiện sinh trưởng ở tùng nơi. Lúc còn non thân cây có lông mịn càng lớn càng nhẵn sau đó chuyển thành màu vỏ nâu. Khi lớn lên mỗi gốc ban có đường kính thân lớn từ 20 đến 30cm. Để tạo được một cây hoa ban đẹp, thế thẳng ra hoa nó đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Người ta có thể khai thác gỗ cây ban để làm các công trình xây dựng như: nhà sàn, bắc cầu, làm cốt pha....
Hình: Cây ban công trình
Lá cây: lá cây to như bàn tay người lớn. Là cây ban dài từ khoảng 10 đến 12cm to rộng bản. Mặt trên không lông mặt dưới có ít lông. Lá mọc so le hình gần tròn gốc hình tim đầu khuyết sâu cuống lá dài.
Rễ cây: Cây có rễ cọc nhỏ, rễ cây không ăn nổi lên trên mà đâm hướng xuống lòng đất từ 1m tới 2m.
Hình: Cây hoa ban nở hoa tại vườn ươm
Hoa ban: Khi ra hoa thì cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy ngắn. Hoa có màu trắng sọc tím. Mỗi hoa có 5 cánh đường kính từ 8 đến 12cm. Hoa ban thường nở chủ yếu vào mùa xuân. Khác hẳn với những loại hoa đào, mỗi mùa hoa ban kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Bên cạnh đó cũng có giống ban sẽ nở hoa vào đầu mùa hè (cây ban tím). Với hoa ban Tây Bắc bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: nộm hoa ban, nấu canh, ăn gỏi....
Quả hạt: Quả ban như quả đậu dài từ 15 đến 30cm dẹp nhẵn có rất nhiều hạt ở bên trong, mỗi quả có từ 30-100 hạt. Người ta thường sử dụng hạt để có thể nhân giống cây hoa ban.
Hình: cây ban tím nở hoa tại nhà khách hàng
3.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây ban
Loài cây này có thể sinh trưởng trong nhiều nơi nhất là các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có hoa có mùi thơm nhẹ. Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy nó trong các khu vực ở phía Tây Bắc Bắc Bộ. Ngày nay, cây ban được mang đi trồng ở khắp cả nước để trồng làm đẹp các công trình.
Loài cây này có đặc tính rất dễ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Khi còn bé thân mềm nên tốt nhất khi trồng người chăm sóc nhớ để cọc chống tạo cho cây được thế đứng thẳng. Cây có thể phát triển tốt trên nền nhiều loại đất khác nhau. Tốt nhất cho cây thì sẽ là: đấy đồi có lớp đất màu dày 40-50cm.
Hình: Cây ban công trình
Nhiệt độ: Cây thích hợp với nhiệt độ từ 5 độ C tới 35 độ C. Khi tiết trời quá lạnh, độ ẩm thấp thì cây thường bị rụng lá (thường là rụng lá mùa đông). Khi trời quá nắng nóng cần bổ sung tưới nước cho cây.
Mùa hoa: Cây thường nở hoa vào mùa Xuân tầm tháng 2-3 dương lịch hàng năm. Mùa hoa thường kéo dài từ 1-2 tháng cho tới hết mùa Xuân. Bên cạnh đó cũng có nơi, có giống ban sẽ ra hoa vào đầu mùa hè.
Hình: Cây ban tây bắc nở hoa trên phố
Ý nghĩa đặc biệt của cây ban Tây Bắc.
Hoa ban trắng nở vào mùa xuân và đó cũng là mùa hội đặc trưng của người dân vùng Tây Bắc. Mùa xuân với rất nhiều lễ hội, là mùa trai gái tìm về xây tổ ấm. Là nơi dừng chân của những du khách khắp nơi đổ về thưởng thức sự chan hòa hòa quyện của thiên nhiên đất trời nơi đây.
Có thể nói loài cây này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với con người Tây Bắc nói riêng và đồng bào miền phía Bắc nói chung. Ngày nay, loài cây này đang rất được yêu thích và trồng tại các khuôn viên đô thị hoặc cảnh quan sân vườn. Hoa ban sống rất tự nhiên và gần gũi gắn liền với văn hóa tâm linh đồng bào dân tộc miền Tây Bắc.
Hình: Hoa ban nở hoa tại vườn ươm
4. Giá bán cây ban - cây ban Tây Bắc.
Giá bán cây ban có đắt không?
Cây ban thường được trồng công trình nên giá cây ở mức vài trăm nghìn hay vài triệu đồng/cây tùy theo kích thước của cây. Còn với những cây ban nhỏ thì giá chỉ vài trăm nghìn, những cây giống giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Mua cây ban ở đâu?
Công ty Cây Đô Thị chuyên cung cấp cây ban công trình, các loại cây ban với giá cả hợp lý. Quý vị hãy liên hệ: SĐT: 0919.280.392 (Zalo) để nhận báo giá.
Hình: Cây ban công trình
>>> tham khảo: Cây muồng hoàng yến - trồng công trình đô thị
5. Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây hoa ban
5.1 Kỹ thuật trồng cây ban.
Các dâm ủ cây ban cỡ lớn: Là những cây ban được khai thác khi cây đã lớn và trưởng thành. Để trồng được những cây này cho nơi khác hoặc cho khách hàng bạn cần phải tiến hành dâm ủ chúng. Đánh bầu cây vào mùa phù hợp như: Mùa Xuân, thu...khi mà thời tiết mát mẻ. Đưa cây về vườn ươm ở nơi cao dáo và tiến hành ủ đất, ủ bầu cây. Thời gian ủ cây: Thông thường từ 3 tới 6 tháng.
Hình: dâm ủ cây ban cỡ lớn trong bầu
Trồng cây ban cỡ lớn.
- Tiến hành chọn cây: chọn cây ban đã dâm ủ với kích thước phù hợp.
- Chọn nhà cung cấp: Chọn đơn vị có kinh nghiệm thi công cây sao cho phù hợp.
- Chọn nơi trồng: Trồng ở vị trí nào? số lượng bao nhiều cây?
- Đào hố và tiến hành trồng cây: Đào hố trồng cây với kích thước phù hợp (thông thường hố 1m*1m*0.5m). Trồng cây có thể sử dụng cẩu hoặc trồng tay tùy theo kích cỡ của cây.
- Chống cây và tưới: Chống cây để cây có thể đứng vững trước dông bão, mưa gió. Tưới cây sau trồng đều để giữ ẩm từ 2-3 tháng. Sau đó có thể tưới ít đi khi cây đã lên lá nhiều.
Hình: Trồng cây ban cỡ lớn tại nhà riêng của khách hàng
Trồng cây ban nhỏ.
Với cây ban cỡ nhỏ thì việc trồng đơn giản hơn. Có thể trồng trên luống cây. Tiến hành chống cây, nẹp cây ngay từ nhỏ để cây không bị đổ. Nên trồng cây ở chỗ thông thoáng, có nhiều nắng để cây phát triển tốt.
Tiến hành bón phân, tưới nước định kì cho cây để cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng đều đặn.
Hình: trồng cây ban nhỏ tại vườn ươm
5.2 Cách nhân giống cây ban
Cây ban chủ yến được sản xuất bằng 2 cách: Đó là nhân giống bằng hạt và chiết cành. Ngày nay chủ yếu người ta nhân giống cây ban công trình bằng phương pháp chiết cành.
Cách chiết cành: Tiến hành chiết cành cây ban khi cây hết mùa hoa, hoặc tháng 8-9 hàng năm. Sau đó cắt cành Chiết đó để mang đi đóng vào bầu cây để tạo cây giống. Cây giống sau khi được mang ra vườn ươm trồng để có cây ban trưởng thành.
Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành gieo hạt để có cây ban giống. Khi đó cây sẽ được tạo giống ở nhà lưới và mang đi trồng khi đạt độ cao 30-40cm.
Hình: Cây ban giống tại vườn
5.3 Cách chăm sóc cây ban.
Cây đặc biệt ưa đất tươi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Để hạn chế sâu bệnh và sai hoa người trồng nên chọn nơi thông thoáng.
Tiến hành tưới nước hàng ngày, định kì và giữ ẩm cho cây.
Tiến hành bón phân cho cây đều đặn và định kì. thông thường từ 4-5 lần/năm.
Cây chú ý tới cây trồng để tránh bị sâu bệnh hại.
Hình: cây ban giống nhỏ
6. Một số loại bệnh ở cây Ban.
- Sâu ăn lá: Khi cây còn nhỏ thì lá cây ban dễ bị sâu tấn công do lá có vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng với sâu ăn lá. Cần phun thuốc sâu lá thường xuyên cho cây.
- Sâu đục thân: cũng với cây ban cỡ nhỏ thì mà thân cây còn non và yếu thì dễ bị sâu đục thân tấn công. Nó làm cho cây bị gãy cành, thậm chí bị chết. Với cây lớn thì cây có lõi gỗ cứng cáp nên sâu không thể tấn công và làm tổ.
Hình: Cây hoa ban cỡ nhỏ
Kết Luận.
Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn một số thông tin về đặc điểm sinh trưởng cũng như cách chăm sóc cây ban trắng tây bắc. Mong rằng nó sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc loài cây này.
Xem thêm:
Tác giả: KS. Minh Quân
Đánh giá của Khách Hàng