Cây phú quý
- Giá tốt so với thị trường
- Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
- Bảo hành uy tín
- Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
- Tặng kèm thuốc kích rễ
- Tư vấn miễn phí và chăm sóc
- Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách
Với cái tên mang lại cho chủ nhân sở hữu chúng sự giàu sang, phú quý cùng với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh lá với viền đỏ sang trọng. Đó chính là cây mang tên Phú quý.
Cây Phú quý có tên tiếng Anh là Aglaonema Red, tên khoa học là Aglaonema hybrid ‘Pride of Sumatra’, một giống cây lai có nguồn gốc từ Indonesia. Năm 1982, nhà thực vật học người Indonesia, ông Gregori đã tạo ra giống cây này bằng cách lai tạo.
Sau nhiều nghiên cứu và lai tạo thực nghiệm, nhà khoa học này đã chuyển đổi thành công màu xanh tự nhiên của lá sang màu sắc đỏ hồng. Cây phú quý vẫn giữ được những đặc tính của chi Aglaonema.
Hình: Chậu phú quá trang trí tiểu cảnh
Với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh lá với viền đỏ làm nổi bật lên nét đẹp rất riêng, không thể nhầm lẫn với bất kỳ cây nào khác.
Cây phú quý có bộ rễ cây to khỏe với rất nhiều rễ con màu trắng ngà có chiều dài từ 4 – 6cm (trồng khoảng 2-3 tháng thì rể cây sẽ chuyển sang màu xanh non). Cây phú quý đẻ nhánh rất nhanh, chiều cao toàn bộ cây là khoảng: 35 – 40 cm. Cây thích ánh sáng, kị ánh nắng rọi trực tiếp, phát triển tốt trong bóng râm.
Theo quan niệm phong thủy, cây phú quý mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Còn tác dụng với môi trường và không gian sống, Phú quý còn được chứng nhận là thực vật trồng trong nhà có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi.
Hình: Cây phú quý được nuôi trong bình
Tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phú quý:
Cách trồng cây phú quý:
Cây Phú Quý có thể nhân giống bằng củ, giâm từ lá nhưng phương pháp cấy mô là nhanh và hiệu quả nhất. Thời gian trồng đến khi ra hoa của cây cấy mô là 2- 2.5 tháng.
Cây thủy canh: Giâm cây giống cắt từ cácthân cây trưởng thành trong môi trường đất để cho ra rễ (có thể bón các loại phân để tạo rễ càng nhiều càng tốt). Sau đó, nhổ cây lên, rữa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…cho vào nước (pH = 6.0 – 6.8), giữ cây trong môi trường nước khỏang 7 – 10 ngày.Thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước hôi thối.
Kế tiếp, để cây phát triển tốt trong môi trường nước cần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây thuỷ canh. Pha dung dịch dinh dưỡng theo tỷ lệ: Dinh dưỡng: nước =1:10, cho đến khi cây quen dần với mội trường này sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn có thể tìm mua trên thị trường các dung dịch pha sẵn chứa các thành phần này (liều lượng sử dụng theo khuyến cáo).
Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ cây phú quý bị thâm đen, có mù thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khỏang 1–2g/10 lít nước, nhăm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn.
Hình: Cây phú quý nội thất
Sâu bệnh: Khi trồng loại cây này ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi bị bệnh này, trên lá cây xuất hiện các đốm bị nhũn ra, có màu nâu đen, hoặc thối ở cuống lá sẽ làm cho lá bị gãy ở chỗ thối.
Cách xử lý bệnh: Khi phát hiện ra cây bị hiện tượng đó, bạn nên xử lý như sau: Dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá. Dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình (đối với cây trồng trong nước). Đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng (từ 7h- 9h) càng tốt để hạn chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, không nên để phơi dưới ánh nắng buổi trưa (từ 11h- 15h) vì nắng gay gắt sẽ làm cho lá cây bị cháy nắng.
Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng. Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day – light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
Cây phú quý có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.
Nếu ở môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi đó hãy dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá, dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình (đối với cây trồng trong nước) và đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng.
Trong phòng khách thì nên đặt cây phú quý ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
Hình: cây phú quý trong chậu ở vườn Hà Nội
Cây Phú Quý là loại cây rất được ưu chuộng trong giới văn phòng vì cái tên nghe sang trọng và vẻ đẹp đầy nhựa sống, là lựa chọn sáng suốt của bạn.
Tg:Diện Hứa
Đánh giá của Khách Hàng