Cây khế cổ thụ
- Giá tốt so với thị trường
- Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
- Bảo hành uy tín
- Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
- Tặng kèm thuốc kích rễ
- Tư vấn miễn phí và chăm sóc
- Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách
Chắc hẳn, ai cũng từng biết đến câu thơ đã được phổ thành bài hát: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…” Trong câu có nhắc đến một loại cây ăn quả đã trở thành biểu tượng của làng quê như cây xoài cổ thụ Không những thế, ngày nay, người ta còn dùng làm cây tạo quang cảnh và bóng mát cho các công trình. Đó là cây Khế.
Hình: Cây khế cổ thụ
1. Thông tin cây Khế.
1.1 Tên gọi.
Tên thường gọi: cây khế, Khế Chua,cây khế rau (theo đặc tính của quả)
Tên khoa học: Averrhoa carambolaL, tên tiếng anh là Coromandel goose-berry. Thuộc họ thực vật, Oxalidaceae (Chua me đất).
1.2 Nguồn gốc, phân bố, phân loại cây khế.
Nguồn gốc: Cây khế có nguồn gốc từ các nước Đông Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia... và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana.
Phân bố: Ở Việt Nam, cây được trồng khắp miền Nam - Trung - Bắc. Đây là loại cây thân thuộc với nhiều miền quê tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.
Hình: Cây khế dáng huyền
Phân loại cây khế:
- Phân loại theo loại quả: Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại khế giống mới được lại tạo với mục đích cải tạo chất lượng quả khế. Chính vì thế mà người ta cũng phân loại cây theo quả khế. Ta có: Cây khế chua (quả chua); cây khế ngọt (quả ngọt); cây khế rau (quả ăn vị ko ngọt quá như ăn rau)....
Hình: Cây khế ngọt
- Phân loại theo độ tuổi cây: Chia làm 2 loại là cây khế thường (giống) và cây khế cổ thụ. Hai loại cây này phân biệt với nhau bởi số năm phát triển của chúng, kích thước, hình dáng. Đặc biệt là cây khế cổ thụ thường được mua để làm cây cảnh, cây tạo bóng mát.
Hình: Cây khế chua cổ thụ
2. Ứng dụng của cây khế.
2.1 Cây khế trồng ở đâu?
Ở bài viết chúng tôi xin được đề cập chính tới cây Khế cổ thụ cỡ lớn/ Còn cây khế thông thường thì rất dễ thôi, quý vị có thể trồng bất cứ đâu mà mình muốn mà không cần gợi ý hay tư vấn từ chúng tôi.
- Trồng làm cây cảnh tại nhà, biệt thự, cây tại cơ quan, khách sạn: Cây khế lớn được trồng làm cây bóng mát, cây trang trí ở những không gian. Cây có thể được trồng để trang trí tại nhà, trồng trang trí cơ quan, biệt thự.
Hình: Cây khế trước nhà
- Sử dụng cho các thiết kế ngoại thất: Có nhiều không gian thiết kế ngoại thất mà cây Khế được đưa vào trồng như: bể cá Koi, các tiểu cảnh đồi núi, các sân vườn, các góc vườn ở những căn biệt thự. Các không gian mang tính truyền thống như: Nhà thờ dòng họ, các căn nhà cổ, các nhà gỗ,...Những thiết kế ngoại thất như vậy sẽ đòi hỏi cây Khế cổ thụ cần có thế và có những hình dáng đặc biệt phù hợp với thiết kế.
Hình: Trồng cây khế sân vườn
Hình: Cây Khế dáng huyền
2.2 Ý nghĩa trồng cây khế.
Cây khế là loại cây truyền thống của Việt Nam, cây đã ăn sâu vào văn hóa tiềm thức của người Việt. " Quê hương là chùm khế ngọt, cho em chèo hái mỗi ngày" - những cây thơ văn, câu hát gắn liền với kí ức, niềm tin của mỗi người Việt.
Hình: Cây khế sai quả.
- Ý nghĩa về đời sống tinh thần: như một lời nhắn nhủ tới các thành viên trong gia đình luôn nhớ về cuội nguồn của mình. Nhất là với những người con xa quê, hình bóng cây khế trồng trước nhà như được khoác lên mình bóng hình quê hương nơi chôn rau cắt rốn.
- Ý nghĩa phong thủy: Cây khế cổ thụ cỡ lớn được trồng trước nhà sẽ luôn bảo vệ cho ngôi nhà trước những điều xui, ngăn những chướng khí không tốt.
Hình: Cây khế cỡ lớn
3. Đặc điểm của cây khế.
3.1 Đặc điểm hình thái của cây khế.
Thân cây: Khế loài cây thân gỗ nhỏ, thân cây cao khoảng 3-5m, có cây cao đến 7-10m. Thân cây khi còn non màu xanh, có nhiều lông ngắn màu trắng. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Cây khế có rất nhiều cành nhánh, các cành thường sẽ có kích thước nhỏ. Cành chính có thể có kích thước bằng 1/2 thân chính của cây.
Lá cây: Cây có lá kép lông chim 1 lần lẻ với 7-11 lá phụ, lá kép dài đến 50 cm. Các lá chét mọc cách, so le nhau, lá to dần từ dưới lên trên. Lá có hình bầu dục 2 đầu nhọn, phiến hơi lệch, bìa nguyên, dài 8-8,5cm, rộng 3-3,5cm, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Gân lá có hình lông chim với nhiều gân phụ. Cuống lá chính dài 2-3 cm, có hình đa giác, màu xanh, gốc cuống phình to có tiết diện hình bầu dục và có màu đỏ. Trên lá có nhiều lông.
Hình: Cây khế chua cổ thụ
Rễ cây: Cây khế có rễ cọc. Khi cây lớn những rễ cọc cũng sẽ có kích thước lớn. Những cây lâu năm thì những chiếc rễ lớn sẽ ăn nổi lên trên làm lộ nên những u cục của cây.
Hoa khế: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa dạng chùm xim, mọc ở nách lá hay ngọn cành. Trục cụm hoa hình trụ, màu đỏ, có nhiều lông, dài 4-10cm. Hoa đều, lưỡng tính, màu đỏ 5 cánh. Cuống hoa dài khoảng 0,3cm, tiết diện tròn, màu đỏ, có ít lông. Lá bắc và lá bắc con hình tam giác nhỏ, màu xanh ở hoa non, màu đỏ nhạt ở hoa già. Lá đài màu đỏ, có gân.
Hoa khế có màu tím với 5 cánh hoa đều và rời; cánh hoa dài 0,6-0,8 cm, rộng 0,3 cm. Mỗi cánh hoa có 2 phần: phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm.
Hình: Cây khế ra hoa kết trái
Quả khế: quả khế là dạng quả mọng, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh, dài 8-10cm, rộng 6-7cm. Khi còn non quả có màu xanh lục nhạt, khi già chuyển sang màu vàng. Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Khế có hai loại: khế ngọt và khế chua (thêm một loại ít được nhắc đó là khế rau: quả không có vị chua ngọt, mà mát vị ăn như ăn rau sống vậy)
Khế ngọt có trái nhỏ hơn, hạt ít hơn và các khía hình ngôi sao nhạt hơn. Khế có hạt nhỏ, hình bầu dục, nhọn hai đầu, màu vàng nâu, bên ngoài hạt có lớp áo hạt nhớt màu trắng ngà.
3.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây khế.
Cây khế là loại cây trồng nhiệt đới, cây sinh trưởng tốt dưới điều kiện nắng nhiều. Nhiệt độ thích hợp từ 10-35 độ C. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, cây có rụng lá vào mùa đông miền Bắc khi mà trời hanh khô. Cây có khả năng chịu hạn hán, chịu ngập úng rất tốt.
Hình: Cây khế lớn
Đất trồng: Cây phù hợp với nhiều loại đất trồng ở Việt Nam. Đa phần mọi nơi đề có thể trồng được cây khế. Cây sẽ khó sinh trưởng ở điều kiện đất nhiễm mặn, nhiễm phèn.
3.3 Một số công dụng của quả khế.
Ở Ấn Độ, quả khế được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (nếu để nhựa mủ của cây sơn - Rhus verniciflua dính da sẽ gây lở loét da). Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Hình: Cây khế cổ thụ 50 năm tuổi
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo). Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 – 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 – 500 mg axít oxalic, 300 – 430 mg axít tartric, 140 – 220 mg axít succinic, 100 – 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 – 70 mg axít oxalic.
Cây Khế ngoài việc trồng để trang trí, trồng công trình còn là một loại cây cảnh Bonsai được nhiều người ưa thích.
Hình: Cây khế bonsai mini
4. Giá bán cây khế như thế nào?
Cây khế sẽ có nhiều loại tương ứng với nhiều mức giá khác nhau.
- Cây khế cổ thụ: Sẽ tùy theo kích cỡ, hình thức và tính đặc sắc của của cây mà có giá khác nhau. Tuy nhiên giá sẽ trên vài triệu tới vài chục triệu một cây.
- Cây khế bonsai: Sẽ tùy theo kích thước, kích cỡ, độ tinh xảo của cây mà có giá trị khác nhau. Có thể chỉ vài triệu tới vài chục triệu.
- Cây khế thường, cây khế giống: Giá bán vài chục nghìn tới vài trăm nghìn.
Hình: cây khế cổ thụ
Mua cây khế ở đâu?
Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp cây Khế cổ thụ trồng biệt thự, nhà liền kề, khách sạn, resort...Với cây được lựa chọn và dâm ủ kĩ sẽ được trồng cho quý khách với điều kiện bảo hành cây tối ưu.
Hãy liên hệ: SĐT: 0919.28.03.92 - Zalo
5. Cách trồng và chăm sóc cây khế
5.1 Cách trồng cây khế
Với những người bán cây khế và những người mua khế cũng cần hiểu về cách trồng cây khế. Từ đó, sẽ có cách chăm sóc chuẩn nhất để giúp cây phát triển hơn.
Loại đất phù hợp nhất với cây khế cổ thụ: đất phù xa đỏ dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây Khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 7pH.
- Khi trồng cần: chọn cây khế đã dâm ủ.
- Chọn nhà cung cấp cây uy tín để thi công.
- Đào hố: Thường đường kính hố trồng cây khế cổ thụ sẽ từ 1.3-1.5m. sâu 0.7m. Cần chuẩn bị cát và đất màu để mồi vào hố khi trồng cây.
- Trồng cây nên sử dụng cẩu để an toàn và nhanh chóng.
- Chống cây sau trồng. Sử dựng 3-4 cọc chống để chống cây sau trồng.
- Tưới nước: Chỉ tưới nước để đảm bảo ẩm cho cây. Không bón phân trong 3 tháng đầu sau trồng cây.
Hình: Cây khế dâm ủ
5.2 Cách nhân giống cây khế.
Cho đến nay người ta vẫn trồng cây Khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) được áp dụng rộng rãi.
So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây Khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện.
Vườn ươm cây khế con cần được chăm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.
Hình: Cây khế cổ thụ
5.3 Kỹ thuật chăm sóc cây khế
- Giữ cho đất ẩm, nhiều màu. Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
- Mỗi năm sau đợt thu quả nên bón bổ sung cho mỗi gốc 5-10kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.
- Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.
Kết luận:
Không những là cây ăn quả, khế còn là cây cảnh mang lại không gian sống thêm tươi mới, là một trong những loại thực phẩm thêm vị cho món ăn. Với nhiều tác dụng tốt cho đời sống con người, cây khế là một trong những loại cây công trình ngày càng được nhiều người săn tìm để mua khế từ những nơi bán cây khế uy tín với giá cả phải chăng. Đây cũng là một lựa chọn sáng suốt của những cá nhân và tổ chức trong tình hình môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề như bây giờ.
Xem thêm:
Tác giả: KS. Diện Hứa
Đánh giá của Khách Hàng