Cây Bồ Đề
- Giá tốt so với thị trường
- Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
- Bảo hành uy tín
- Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
- Tặng kèm thuốc kích rễ
- Tư vấn miễn phí và chăm sóc
- Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách
Nhắc đến Phật giáo không thể không nhắc đến những sự kiện cũng như sự vật gắn với Phật như cây Sala hay cây Bồ đề còn được gọi là cây Đề. Dưới gốc cây này là quá trình Đức Phật đã đắc đạo. Từ đó cây mang ý nghĩa linh thiêng, hơn thế chúng còn được sử dụng làm cây cảnh ở các đô thị và sân vườn.
Hình: Cây bồ đề cỡ lớn
Hình: Cây bồ đề cỡ lớn
1. Thông tin cây bồ đề.
1.1 Tên gọi.
Tên thường gọi: Cây đề, cây bồ đề đỏ, cây giác ngộ, Lâm Vồ
Tên khoa học: Ficus religiosa là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.
Hình: Cây bồ đề cổ thụ tại vườn
1.2 Nguồn gốc và phân bố.
- Nguồn gốc: Cây bồ đề có nguồn gốc từ các nưowsc châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam ...Là một loại cây nhiệt đới bản địa ở Việt Nam gắn liền với các công trình mang tính tâm linh và truyền thống.
- Phân bố: Cây được trồng ở khắc các tỉnh thành ở Việt Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ miền núi tới đồng bằng. Đặc biệt, cây được trồng nhiều ở các công trình tâm linh như: Đình chùa, các khu vực tưởng niệm, các khu danh lam thắng cảnh.
Hình: Vườn cây bồ đề số lượng lớn của chúng tôi
2. Ứng dụng và ý nghĩa của cây bồ đề.
2.1 Ứng dụng của cây bồ đề khi trồng?
- Trồng các công trình tâm linh: Cây bồ đề gắn liền với các sự tích nhà Phật nên cây luôn được lựa chọn trồng ở nhưng ngôi chùa, những khu vực liên quan tới Phật Giáo như các khu di tích, các danh lam thắng cảnh. Cây giúp tạo nên khung cảnh yên bình, mang màu sắc truyền thống.
Hình: Cây bồ đề trồng đường vào chùa Yên Tử (Quảng Ninh)
- Trồng trang trí khuôn viên công viên, cơ quan, nhà máy: Cây bồ đề là loại cây cỡ lớn, kích thước cây lớn cùng với đó sẽ là bóng cây, tán cây lớn để có thể che mát cho một khu vực trồng. Cây được trồng nhiều ở các khu vực công cộng như: Công viên, đường giao thông, các cơ quan, nhà hàng... để tạo cảnh quan xanh cho những khu vực đó.
Hình: cây bồ đề tại vườn ươm
Ngoài ra, cây được sử dụng làm vật liệu tạo cây bonsai, tạo tiểu cảnh cho hòn non bộ vì đặc điểm sống dễ, thân cành mềm dẻo, chịu uốn ép bất cứ lúc nào và ở bất cứ hình thù gì. Cây dễ tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành ở môi trường có ẩm độ thích hợp.
Hình: Cây bồ đề cổ thụ
2.2 Ý nghĩa của cây bồ đề.
Cây bồ đề gắn liền với câu chuyện về Đức Phật, Ngài đã ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề cổ thụ. Cây bồ đề gắn liền với sự giác ngộ, gắn với sự thanh tịnh trong tâm hồn con người. Khi con người ta đứng dưới những tán cây bồ đề những suy nghĩ trở nên thanh tịnh, hướng thiện hơn.
Hình: Cây bồ đề cổ thụ
Hình: cây bồ đề trồng ở chùa
3. Đặc điểm của cây bồ đề.
3.1 Đặc điểm hình thái.
Thân cây: Cây Bồ Đề là loại cây thân gỗ cỡ lớn. Thân cây có tích thước lớn có thể lên tới vài người ôm, đường kính có thể lên tới 150-200cm. Phân thân cây thường có hình dạng xù xì khi đã nhiều tuổi, bên cạnh đó phần thân còn có thể được bao phủ bởi lớp rễ phụ của cây. Bên cạnh đó thân cây còn cho gỗ tốt mềm, nhẹ, thớ mịn, đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ,…được dùng làm giấy, làm diêm, tăm… nhựa của cây Bồ Đề thơm dùng trong công nghiệp nước hoa và trong y học làm thuốc chữa bệnh suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở loét, tăng cường hệ miễn dịch hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ…
Hình: Cây bồ đề tại vườn
Lá cây: Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa. Cây Bồ Đề có lá hẹp hình tim với đầu lá kéo dài thành dài 2-5cm ở đỉnh, cuống lá dài 6–10 cm, màu xanh lục đậm làm nổi bật gân lông chim. Lá Bồ Đề non có màu hơi đỏ, khi già màu lá dần chuyển sang xanh.
Hình: Cây bồ đề
Hoa Bồ Đề: hoa mọc thành những cụm hoa dạng sung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu và có màu đỏ. Hoa Bồ Đề nở vào tháng 2 kéo dài đến khoảng cuối tháng 4 thì bắt đầu kết quả.
Quả Bồ Đề: có hình cầu, không có cuống, mọc thành từng chùm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía. Quả có màu xanh lục khi non dần chuyển sang màu tím khi già. Mùa quả là vào khoảng tháng 5-6.
Hình: Hoa cây bồ đề
Rễ bồ đề: Là loại cây có hệ rễ phát triển. Một cây bồ đề càng nhiều tuổi thì nhìn vào bộ rễ phát triển có thể đoán được tuổi của cây. Những bệ rễ cây ăn nổi lên trên tại nên "bệ cây" rất đẹp. Những bệ cây này tạo nên thẩm mỹ cho cây bồ đề. Bệ cây càng to, càng rộng tạo nên những hình dạng đặc sắc sẽ làm cho cây trở nên giá trị.
Hình: Bệ (bộ rễ) cây bồ đề luôn được quan tâm
>>> Xem thêm: Cây phượng vĩ - trồng công trình
3.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây bồ đề.
Cây bồ đề là loại cây có sức sống cực kì mạnh mẽ, cây có thể sống ở rất nhiều điều kiện khác nhau. Cây có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện ngập úng hay điều kiện khô hạn nhờ vào sự phát triển linh hoạt của rễ và tán lá để thích nghi.
Hình: cây bồ đề thích nghi điều kiện ẩm ướt
- Thổ nhưỡng: Cây thích nghi tốt với nhiều loại đất ở các khu vực khác nhau. Thích hợp nhất thì vẫn sẽ là các loại đất trồng giàu dinh dưỡng như: Đất phù sa, đất mùn, đất đỏ...
- Nhiệt độ: Cây ưa sáng nên cần trồng ở những không gian có đầy đủ ánh sáng, như vậy sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Điều kiện nhiệt độ thích hợp 5-40 độ C. Nếu lạnh quá thì cây sẽ bị rụng lá - tiêu biểu là khi mùa đông ở miền Bắc thì cây thường sẽ rụng lá. Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ gây nguy hiểm cho cây mới được trồng - khi đó cần tăng cường tưới nước, còn với những cây đã trồng lâu thì nó thích nghi tốt.
Hình: Cây bồ đề cỡ lớn
4. Mua cây bồ đề ở đâu?
Cây bồ đề được chúng tôi trồng và bán tới các công trình ngày nay với số lượng nhiều. Cây thường được cung cấp khi đã trưởng thành đạt đường kình thân trên 20cm, H>5m. Những cây cỡ trưởng thành cũng có sức sống mạnh mẽ nên đảm bảo khi trồng ở những công trình.
Giá bán cây Bồ đề?
Giá bán cây sẽ dao động từ vài trăm nghìn đối với cây nhỏ, lên tới vài triệu đối với cây trưởng thành. Còn đối với những cây bồ đề cổ thụ thì giá cây sẽ được tính cụ thể theo từng cây, có thể lên tới vài chục triệu, thậm chí chúng tôi đã bán những cây bồ đề có giá tới cả trăm triệu đồng.
Hình: Cây bồ đề tại vườn chúng tôi
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bồ đề.
5.1 Cách trồng cây bồ đề.
Đối với cây bồ đề cỡ lớn, thì việc trồng cây sẽ có một số bước như sau.
Bước 1: Lựa chọn cây
Chọn những cây có kích thước phù hợp với không gian trồng, trồng ở nơi thoáng đãng. Cây được chọn nên có thân thẳng hoặc có kiểu dáng phù hợp với thiết kế của bạn.
Nên tiến hành đặt cây trước với nhà cung cấp. Nếu số lượng cây ít, thì có thể đặt trước từ 2-3 ngày là có thể trồng được luôn, nhưng nếu số lượng cây nhiều thì cũng cần phải đặt trước, kí hợp đồng - làm việc cụ thể về tiến độ với nhà cung cấp.
Hình: Cây bồ đề
Hình: Cây bồ đề tại vườn ươm
Bước 2: Trồng cây.
Chuẩn bị hố trồng cây: Đào hố với kích thước lớn để có thể đặt cây vào dễ dàng. Có thể cần chuẩn bị đất dự bị ở ngoài để cho vào hố khi trồng cây giúp cho cây bén rễ nhanh hơn.
Trồng cây: Đặt cây vào hố, tiến hành đo vị trí cây, quan sát chiều cây. Sau đó nèn gốc để cây đứng vững.
Chống cây: Sử dụng cọc gỗ dài, từ 3 tới 4 cọc để chống cây. Sao cho cây được chống chắc chắn.
Bước 3: Chăm sóc sau khi trồng cây.
Tưới nước: Giữ ẩm đều cho cây, tưới tần suất 2 ngày/1 lần.
Bón phân: Sẽ không sử dụng phân bón ngay sau khi trồng xong. Bón phân sau khi cây trồng đã được 3-4 tháng.
Hình: Trồng cây bồ đề
5.2 Cách chăm sóc cây bồ đề
Tưới nước: Là một loại cây có sức sống mạnh mẽ, cây bồ đề không quá cần chú tâm tới vấn đề chăm sóc. Cây cần được tưới nước để có thể sinh trưởng tốt.
Bón phân: Cây thích hợp với phân hữu cơ như: phân bò vi sinh, phân gà. Do có bộ rễ phát triển nên giúp cây hấp thụ và chuyển hóa phân hữu cơ rất tốt. Phân hữu cơ giàu dinh dưỡng và ngấm lâu giúp cây và thân, tán lá được dưỡng lâu dài. Cách bón: Đóng bao phân hữu cơ, để vất ở gốc cây, sau mỗi lần tưới, trận mưa thì phân đó sẽ theo nước ngấm vào đất để cây hấp thụ dần. Có thể sử dụng phân hóa học để bổ sung thêm.
Hình: Cây bồ đề
6. Cách nhân giống cây bồ đề.
Cây bồ đề có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành. Phương pháp chủ yếu được dùng hiện nay là chiết cành.
Cách làm.
Tới mùa chiết cành, thường là mùa Xuân hoặc mùa Thu, người làm sẽ tiến hành chọn những cây lớn, cành tán nhiều để tiến hành chiết cành. Chọn những cành nhỏ kích thước cỡ ngón tay cái cho tới ngón tay trỏ để chiết.
Phương pháp triết cành cũng giống như nhiều loại cây khác, sẽ là: tiến hành bóc đi lớp vỏ cây, bôi thuốc kích thích mọc rễ, sau đó sẽ quấn bùn để tạo bầu chiết. Sau một thời gian nhất định thì cành sẽ mọc rễ ra bầu chiết đó. Tiến hành cắt bầu chiết đi dâm ủ. Khi bầu dâm ủ từ 10-20 ngày để phun thêm rễ mới thì tiến hành mang cây ra vườn ươm để trồng.
Hình: Cây bồ đề cỡ nhỏ
7. Một số câu hỏi thường gặp về cây bồ đề.
- Trồng cây bồ đề có nhất thiết phải chọn cây dâm ủ không?
Trả lời: Với cây cỡ trung bình và nhỏ thì không cần. Còn với những cây cỡ lớn thì nên chọn cây đã dâm ủ. Nên cân nhắc cả điều kiện ở chỗ trồng. Nhưng tốt nhất vẫn sẽ là phương án: cây bồ đề dâm ủ. (tuy nhiên: giá thành sẽ cao hơn 1 chút).
Hình: Cây bồ đề tại vườn chúng tôi
- Cây bồ đề trồng ở nhà có được không?
Trả lời: Trồng được và rất tốt. Cây bồ đề có tác dụng mạnh trong việc thanh lọc không khí rất tốt. Có thể sử dụng như cây tạo bóng mát.
Hình: cây bồ đề
Kết Luận.
Cây Đề hay còn gọi là cây bồ đề như một công trình to lớn về những sự kiện lịch sử liên quan đến Phật giáo, các danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó nó cũng là một loại cây cổ thụ trong việc trang trí và làm xanh mát không gian sống.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cây hoa đại - Trồng ở những nơi truyền thống.
Tác giả: KS.Minh Quân
Đánh giá của Khách Hàng