Cây dừa xiêm
- Giá tốt so với thị trường
- Giao hàng toàn quốc (phí theo đơn hàng)
- Bảo hành uy tín
- Cây đẹp tuyển chọn, dễ sống
- Tặng kèm thuốc kích rễ
- Tư vấn miễn phí và chăm sóc
- Lỗi 1 đổi 1 nếu cây không đúng quy cách
Nhắc đến cây dừa người ta lại nhờ tới mảnh đất Bến Tre. Ngày nay, cây dừa được trồng ở khắp mọi nơi, người dân có nhu cầu mua cây dừa để trồng làm cây cảnh đẹp, trang cho các công trình, biệt thự và đô thị.
Hình: Trồng cây dừa xiêm tại Biệt Thự
1. Thông tin về cây dừa.
1.1 Tên gọi.
Tên thường gọi: Cây dừa; cây dừa xiêm
Tên khoa học: Cocos nucifera, là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa).
1.2 Nguồn gốc và phân bố của cây dừa.
- Nguồn gốc: cây dừa là cây trồng có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới. Cây xuất hiện từ thời xa xưa ở những vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở các bán đảo nhiệt đới ở Châu Á (Philippine, indonesia, Maylay...) và Trung mỹ, Nam mỹ (Mexico, Brazil, Cuba...). Cây cũng đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu ở khu vực phía Nam, từ khoảng thế kỉ 13-14. Cây dừa như một loại cây trồng bản địa ở Việt Nam.
- Phân bố ở Việt Nam: Cây được trồng nhiều ở miền núi trung du Bắc bộ và đặc biệt nhiều ở phía Nam: Duyên hải nam trung bộ (Ninh Thuận, Khánh Hòa); Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre, Cần Thơ).
Hình: Cây dừa bắc bộ
1.3 Phân loại cây dừa.
Dừa cũng được gọi là dừa xiêm. Có rất nhiều loại dừa xiêm đó là dừa xiêm lùn, dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục,…Chúng giống nhau về đặc điểm hình thái, sinh trưởng và cách trồng, chăm sóc, chỉ phân biệt với nhau ở màu của quả và mùi vị năng xuất của mỗi loại quả dừa.
Vì vậy, người mua cây dừa và các đơn vị cung cấp cũng như bán cây dừa cũng dễ dàng nhận biết để tư vấn cho khách hàng và mua được đúng loại cây dừa mà mình cần. Ở bài viết này chúng tôi đề cập chủ yếu tới cây dừa Xiêm bắc bộ trồng resort và công trình.
Hình: Dừa xiêm Bắc trồng công trình
2. Ứng dụng của cây Dừa
2.1 Cây dừa được trồng ở đâu?
- Trồng trang trí Resort, homestay, khách sạn: Cây dừa ngày nay được trồng ở các công trình Resort, khách sạn cá nhân. Cây có kích thước lớn, có bóng tán cao, hình thức cây đẹp phù hợp với một số kiểu phong cách của Resort, homesta, sân Golf. Cây có dáng cáo, ít lá, thoáng tầm nhìn vừa tạo được bóng mát lại vừa thoáng đãng
Vị trí trồng: Thường được trồng ở 2 bên lối vào, Bể bơi, bờ hồ, resort mang hơi hướng biển, hướng hồ.
Hình: Trồng cây dừa Resort
Hình: Cây dừa trồng hướng hồ Đại Lại
- Trồng cây dừa công trình đô thị: Những dự án khu đô thị ven sông, ven biển, hay những khu đô thị biển nhân tạo luôn ưa thích việc sử dụng cây dừa để trồng. Những căn nhà, căn hộ có hướng biển hoặc ven biển thường chọn cây Dừa để trồng bởi khả năng chịu gió báo rất tốt của nó. Những Đại đô thị ở miền Bắc nhơ VinhomeOcean Park cũng sử dụng cây dừa cho những bãi biển nhân tạo để trang trí tạo cảnh quan đúng màu sắc Biển Đảo. Hãy khu nghỉ dưỡng với những bể bơi lớn cùng dùng cây Dừa để trồng cảnh quan.
Hình: Cây dừa trồng căn hộ hướng biển
Hình: Cây dừa trồng bể bơi
2.2 Ý nghĩa của việc trồng cây dừa.
- Cải tạo môi trường sống: Cây dừa cũng giúp cho môi trường sống trở nên trong lành và tới mát. Mùa hè, những tán lá dừa giúp che nắng cho những không gian sống nơi nó sinh trưởng và phát triển.
- Tạo cảnh quan xanh sạch đẹp: Cây dừa là loại cây rất sạch sẽ bởi nó ít lá, ít rụng lá, ít bị sâu bênh hại. Cây được dùng như một loại cây trang trí cho không gian xanh tại những nơi có thiết kế đặc sắc mang hơi hướng làng quê, hơi hướng của Biển, của Đảo.
Hình: Cây dừa trồng cảnh quan
3. Đặc điểm của cây dừa.
3.1 Đặc điểm hình thái cây dừa.
Thân cây: Cây dừa có thể cao tới 30 m, thông thường thân cây sẽ cao từ 3-6m. Thân cây có hình trụ tròn lớn với đường kính thân từ 30cm tới 50cm. Thân sẽ to ở phần gốc cây dừa và nhỏ dần lên trên. Trên thân cây chia thành các rãnh vân ngang do khi cây rụng lá để lại vết trên nó. Cây càng già thì phần thân càng cao. Ngày nay, người ta sử dụng thân gỗ dừa để làm đồ thủ công, làm mùn cưa...
Hình: Trồng cây dừa
Lá cây: lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Lá dừa ngoài việc có tác dụng quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng, thì nhiều nơi người ta còn ứng dụng lá dừa vào những công dụng đặc biệt khác như: Thổ cẩm, mỹ nghệ, sử dụng để lợp mái nhà, mái chòi...
Quả dừa: Quả dừa là thức uống giải khát cực kì tốt. Bên trong quả có nước với rất nhiều công dụng. Nước dừa được triết suất làm các loại thực phẩm, đồ uống giải khát, đồ uống đóng chai. Lớp cùi dừa được sử dụng để làm gia vị, để ép lấy tinh dầu, sản xuất các chế phẩm sinh học. Vỏ cứng của quả dừng được dùng để làm nguyên liệu chế tác thủ công mỹ nghệ. Ở Việt Nam, quả dừa đã được chế biến để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới đem lại nguồn doanh thu đáng kể.
Hình: Cây dừa xiêm ra quả tại vườn
Rễ cây: Cây dừa là loại cây có rễ chùm lỡn. Cây có rễ nhiều và thường ăn sâu từ 30cm-60cm. Rễ cây không lan quá rộng nhưng với lượng rễ nhiều vẫn đảm bảo để cung cấp được dinh dưỡng cho cây.
>>> Tham khảo: Cây sang đỏ - Trồng công trình đô thị.
3.2 Khả năng sinh trưởng.
Cây dừa là loại cây có tốc độ phát triển chậm. Cây ưa sáng, cây phát triển mạnh vào những mùa có ánh nắng nhiều và mạnh, như vậy mùa hè sẽ là mùa phát triển, ra hoa, kết trái chính của cây.
Cây dừa có khả năng chống chịu ngập lụt, chịu úng cực tốt. Cây có thể chịu úng lụt cả tháng liền mà không hề ảnh hưởng gì. Những vùng gần hồ, sông, thường ầm thì cây dừa là loại cây cực kì phù hợp.
Hình: vườn dừa bắt đầu bán
Hình: Cây dừa trồng công trình
Cây Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm). Điều kiện nhiệt độ ưa thích từ 20 độ C - 40 độ C. Điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng.
Hoa dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
>>> Xem thêm: Cây hoa đại - Trồng công trình
4. Giá bán cây dừa có đắt không?
Cây dừa cấp công trình sẽ có giá vài triệu đồng/cây. Tùy theo kích thước của cây để tính đơn giá cây. Sở dĩ, cây có giá vài triệu đồng bởi lẽ chi phí chính lại năm ở phần nhân công làm cây dừa. Như quý vị biết, cây dừa rất lớn, để có thể làm cây dừa tốn rất nhiều công sức lao động cũng như máy móc tham gia.
Mua cây dừa công trình ở đâu?
Công ty Cây đô thị là đơn vị chuyên cung cấp, thi công trồng cây dừa tại khu vực miền Bắc.
Liên hệ trực tiếp tới số máy: 0919.280.392 để có báo giá chi tiết cho công trình của quý vị.
Hình: Làm cây dừa
Hình: Trồng cây dừa tại công trình
5. Cách trồng chăm sóc cây dừa.
5.1 Cách trồng cây dừa.
- Chọn vị trí trồng.
Cây dừa là loại cây chịu ánh sáng hoàn toàn, không muốn cây khác che khuất, không thích bị lòn cuối dưới bóng cây khác, thích một khoảng đất rộng đủ để sẵn sàng ra rễ, hút nước và dinh dưỡng, cung cấp lên ngọn, ra lá sum sê để quan hợp cùng ánh sáng mặt trời giúp cây lớn lên và phát triển, cho trái.
Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa, thông thường trồng cách khoảng 4m-6m/cây.
Hình: Trồng cây dừa
- Chọn cây để trồng: Chọn những cây dừa cỡ lớn phù hợp với thiết kế. Nên liên hệ nhà cung cấp để thảo luận về việc chọn cây
- Quá trình trồng:
Bắt buộc phải sử dụng cẩu, thậm chí là cẩu cỡ lớn để trồng cây dừa. Do cây có kích thước lớn nên không thể trồng bằng thủ công.
Đào hố: Sử dụng máy múc để múc hố. Thường hố trồng dừa sẽ lớn với đường kính trên 1.5m
Đặt cây: Đặt cây thẳng, chỉnh cây sao cho cân đối theo ý muốn chủ cây hoặc theo thiết kế.
Chống cây: Phải chống cây sau trồng để tránh làm cây bị đổ.
Phun thuốc: cho cây sau khi cây được trồng.
Hình: Phu thuốc cho cây sau khi trồng
5.2 Cách chăm sóc cây dừa.
Với cây dừa lấy quả: Việc chăm sóc bón phân cho cây dừa ở giai đoạn cây còn nhỏ là cần thiết. Cần phải cẩn trọng và bón đúng cách . Chú ý liều lượng phân bón tùy thuộc vào loại đất trồng và màu xanh của lá cây dừa mà cung cấp số lượng phân NPK cho mỗi gốc với tỷ lệ hợp lý . Đối với năm đầu tiên nên bón cho cây bình quân mỗi gốc khoảng 0,5 kg hỗn hợp phân NPK và chia làm nhiều lần bón. Sau đó thì cần bón sau mỗi kì thu hoạch quả dừa.
Với cây dừa công trình: Phải thường xuyên tưới nước cho cây - đặc biệt lúc cây mới trồng. Vào thời kỳ nắng khô hạn phải tước bước 2 ngày một lần.
Hình: Vườn dừa
5.3 Cách loại sâu bệnh cây dừa.
Sâu bệnh hại: có côn trùng nguy hiểm như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa và bệnh do nấm tấn công ở lá và đọt non… . Do vậy phải thường xuyên thăm quan sát cây. Một số loại bệnh ở cây dừa:
- Sâu lá: Lá dừa bị sâu cắn có vết, có lỗ. Cách trị: Sử dụng thuốc sâu hòa với nước, dùng bình xịt dài để xịt cho hết lên lá cho toàn bộ cây.
- Sâu đục thân: Có loại sâu đục thân dừa chuyên làm tổ ở bên trong cây dừa. Do bên trong dừa có lớp thân có vỏ ngọt nên kích thích loại sâu tấn công. Cách trị: Dùng thuốc bơm vào tổ của sâu. Cũng có thể dùng thuốc phun nhưng cần phun nhiều lần
Hình: Cây dừa trồng khách sạn
Có thể nói, cây dừa là loại cây mang lại lợi ích cao cho con người. Từ việc sử dụng làm gia vị trong ẩm thực đến việc dùng lấy gỗ phục vụ cho thủ công mỹ nghệ, dừa còn là một loại cây cảnh công trình tạo cảnh quan đẹp.
Xem thêm:
Cây cọ da trơn - Trồng trang trí bể bơi, công trình.
Tác giả: KS.Diện Hứa
Đánh giá của Khách Hàng